Tiểu sử Ralph Waldo Emerson

Ralph Waldo Emerson sinh ở thành phố Boston, tiểu bang. Cha ông là một giáo sĩ Kitô giáo theo thuyết nhất vị1, giảng đạo ở Boston, qua đời khi ông lên 8 tuổi. Ralph Waldo Emerson vào học ở Đại học Harvard lúc mới 14 tuổi, nhận học bổng của đại học này và tốt nghiệp vào năm 18 tuổi. Ba năm tiếp theo, ông đi dạy học ở Boston, và sinh sống với chức vụ hiệu trưởng của một trường trung học phổ thông tư.

Năm 1825, ông theo học trường thần học Harvard Divinity School của Đại học Harvard. Năm sau, ông được chứng nhận là giáo sĩ giảng đạo, và bắt đầu rao giảng trong các nhà thờ ở Boston.

Năm 1829, ông trở thành mục sư theo thuyết nhất vị, rồi cưới vợ, nhưng vợ ông qua đời 17 tháng sau.

Năm 1832, vì bất đồng với các chức sắc giáo hội về lễ thông công và nghi ngại về việc cầu nguyện đã dẫn đến việc ông từ chức, như ông đã viết: "Phương thức này để tưởng nhớ Đấng Kitô không phù hợp với tôi. Đó là lý do tôi từ bỏ việc làm đó."[1][2] Cùng năm này, ông đi châu Âu. Ông sống một thời gian ở Anh, gặp gỡ và giao thiệp với những nhân vật nổi danh như Walter Savage Landor (nhà thơ và cây bút viết văn xuôi, người Anh), Samuel Taylor Coleridge (nhà thơ dẫn đầu trường phái lãng mạn, cũng là nhà nhà phê bình, người Anh), Thomas Carlyle (sử gia, nhà phê bình xã hội người Scotland), và William Wordsworth, nhà thơ nổi tiếng của trường phái lãng mạn, người Anh).

Sau gần một năm, Emerson trở về Mỹ, rồi dời đến ngụ tại thành phố Concord, Massachusetts. Năm 1835, ông kết hôn lần thứ hai.

Năm 1836, ông cùng vài nhà trí thức thành lập Câu lạc Bộ thuyết Siêu việt.

Năm 1838, ông được mời trở lại giảng dạy ở Đại học Havard, nhưng vì có tư tưởng quá mới lạ, gây tranh cãi, việc giảng dạy ở đây chấm dứt.

Nhưng ông sinh sống nhờ vào thù lao của các bài giảng ở những nơi nào chấp nhận luồng tư tưởng của ông, và dần dà trở nên một diễn giả được ưa thích ở tiểu bang New England. Trong các buổi diễn giảng này, ông đề cập đến nhiều đề tài khác nhau.

Trong Phong trào Siêu việt, Emerson giao du thân mật với những nhân vật nổi tiếng đương thời như các nhà văn Nathaniel HawthorneHenry David Thoreau.

Emerson lại đi Anh từ năm 1847 đến 1848, được thỉnh giảng ở Anh. Giai đoạn này đóng góp nhiều tư liệu cho nguồn suy tư của ông, và tạo nên chất liệu cho nhiều tiểu luận dưới những tiêu đề khác nhau, kể các khía nhìn của một người Mỹ về nền văn hóa Anh.

Cuối thập kỷ 1870, sức sáng tác của Emerson bắt đầu chậm lại, nhưng uy tín của ông càng ngày càng dâng cao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ralph Waldo Emerson http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10418192 http://data.rero.ch/02-A003215991 http://www.bncatalogo.cl/F?func=direct&local_base=... http://www.emersoncentral.com/lordsupper.htm http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://katalog.nsk.hr/F/?func=direct&doc_number=00... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p068764898 http://mak.bn.org.pl/cgi-bin/KHW/makwww.exe?BM=1&N... https://nla.gov.au/anbd.aut-an35063949